Vị Trí:sbobet sports betting > link nha cai w88 >

Cuộc 'chiến tranh lạnh' mới

2024-12-25 link nha cai w88 128

Cuộc 'chiến tranh lạnh' mới

Chú thích ảnh

Vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-19 của Triều Tiên ngày 31/10/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Theo nhiều nhà phân tích, sóng gió trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu ngay từ những ngày đầu năm, khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ngày 15/1 tuyên bố coi Seoul là "đối thủ chính", kêu gọi sửa đổi Hiến pháp, xóa bỏ mục tiêu thống nhất với Hàn Quốc và xác định rõ ràng biên giới lãnh thổ của Triều Tiên. Chỉ một ngày sau đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đáp trả rằng, lời đe dọa “chiến tranh hay hòa bình” của Bình Nhưỡng không còn hiệu quả nữa và bất kỳ hành động khiêu khích nào cũng sẽ phải đối mặt với sự trả đũa “mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần”.

Kể từ đó, căng thẳng giữa hai miền leo thang nhanh chóng. Xuyên suốt trong năm, Bình Nhưỡng đã gia tăng tần suất tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo, cả tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, bao gồm cả vụ thử tên lửa Hwasong-19 mà truyền thông nhà nước Triều Tiên đánh giá là "tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới". Ngoài ra, nước này tiếp tục phát triển và thử nghiệm các loại vũ khí mới, như hệ thống vũ khí hạt nhân dưới nước “Haeil-5-23" hay động cơ tên lửa siêu vượt âm sử dụng nhiên liệu rắn mới. Triều Tiên cũng thông báo bãi bỏ hoạt động của hàng loạt cơ quan phụ trách các vấn đề liên Triều, vốn được thành lập để tạo điều kiện cho đối thoại liên Triều, cũng như hủy bỏ các thỏa thuận về hợp tác kinh tế Bắc - Nam. 

Chú thích ảnh

Lục quân và Lực lượng lính thủy đánh bộ Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật ở Cherwon, ngày 17/4/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Bên kia đường giới tuyến, Hàn Quốc tiếp tục duy trì và mở rộng các cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ, Nhật Bản hay Australia. Bất chấp sự phản đối của Triều Tiên, Hàn Quốc cùng Mỹ vẫn tiến hành các cuộc tập trận thường niên như Lá chắn Tự do Ulchi, thậm chí với quy mô lớn hơn những năm trước, với sự tham gia của hàng chục nghìn binh sĩ, Slot 55php tàu khu trục, Agg777 slot máy bay chiến đấu cùng các loại vũ khí hiện đại. Ba nước đồng minh Hàn-Mỹ-Nhật lần đầu tiên tiến hành cuộc tập trận hải quân chung ở vùng biển phía Nam bán đảo Triều Tiên vào tháng 1, PH777 download và tổ chức thêm hai cuộc tập trận không quân nữa trong tháng 6 và tháng 11. Các lực lượng của quân đội Hàn Quốc cũng nhiều lần tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật gần biên giới với Triều Tiên.

Chu kỳ leo thang “ăn miếng trả miếng” liên tục diễn ra trong năm và không chỉ dừng ở các hành động phô trương sức mạnh quân sự hay các cuộc bắn đạn pháo đáp trả nhau. Cuộc chiến tuyên truyền trở nên vô cùng gay gắt,100 jili phía Triều Tiên là hoạt động thả bóng bay chứa rác sang lãnh thổ Hàn Quốc, Wj peso log in cáo buộc sử dụng thiết bị bay không người lái xâm phạm không phận, còn từ Hàn Quốc là phát loa phóng thanh, rải truyền đơn sang biên giới...

Căng thẳng dường như lên đến đỉnh điểm khi ngày 15/10, Triều Tiên cho nổ các đoạn đường bộ và đường sắt nối với Hàn Quốc, vốn từng được coi là biểu tượng quan trọng của tiến trình hòa giải liên Triều. Dù vụ nổ không gây ra bất cứ thiệt hại nào, quân đội Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo vào phía Nam đường phân giới quân sự. Những diễn biến này cho thấy Bình Nhưỡng dường như đã hoàn toàn từ bỏ mục tiêu thống nhất, khiến nhiều người lo ngại rằng “thùng thuốc súng” trên bán đảo Triều Tiên có khả năng nổ tung bất cứ lúc nào. Các chuyên gia cho rằng,tần suất lô tô cặp 100 ngày hai miền Triều Tiên dường như đều không muốn nhượng bộ. Sự đổ lỗi, chỉ trích lẫn nhau không chỉ đào sâu thêm hố ngăn cách và làm tăng sự thù địch giữa hai bên, mà còn cho thấy hai miền đã bước vào thời kỳ “Chiến tranh lạnh mới”, như nhận định của chuyên gia Chaesung Chun từ Đại học Quốc gia Seoul.

Chú thích ảnh

Ngôi làng ở thành phố Kaesong, Triều Tiên. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Mối quan hệ nguội lạnh này cũng khó có thể được “hâm nóng” trong thời gian tới do Hàn Quốc đang rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị, không loại trừ sẽ có những biến động trong thời gian tới. Nhìn chung, với chính quyền bảo thủ hiện tại và những diễn biến căng thẳng trong năm 2024, rất khó để có một bước ngoặt thay đổi quan hệ giữa hai bên trong năm tới.

Không những vậy, xu hướng tăng nhiệt cũng khiến triển vọng nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trở nên ảm đạm. Khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, đã có những hy vọng rằng các cuộc đàm phán ngoại giao với Bình Nhưỡng sẽ sớm được nối lại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình (2017-2021), ông Trump đã trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp trực tiếp một nhà lãnh đạo Triều Tiên, không chỉ 1 lần mà là 3 lần. Ông thậm chí còn tiến xa hơn khi đặt chân lên đất Triều Tiên. Cá nhân ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã 3 lần gặp nhau. Tuy nhiên, ngay cả khi ông Trump trong nhiệm kỳ 2 quyết định theo đuổi chiến lược ngoại giao với Triều Tiên, vị thế của quốc gia Đông Bắc Á trong năm 2025 sẽ rất khác so với năm 2017. Quan hệ Nga - Triều tiến triển vượt bậc với một hiệp ước phòng thủ chung được ký kết vào tháng 6 vừa qua đã thay đổi hoàn toàn vị thế của Triều Tiên. Nhờ các thỏa thuận hợp tác với Moskva, Bình Nhưỡng giờ đây sẽ có thêm các đòn bẩy đàm phán. Để đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, chính quyền của Tổng thống đắc cử Trump có lẽ sẽ cần nhượng bộ nhiều hơn nữa. Ông Yang Moo Jin, hiệu trưởng Đại học Nghiên cứu Triều Tiên đánh giá “nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhiều khả năng sẽ cáo buộc Mỹ duy trì chính sách thù địch với Triều Tiên, bất kể chính quyền nào đang nắm quyền, và sẽ nhấn mạnh lại cam kết của Triều Tiên trong việc tăng cường khả năng răn đe hạt nhân.”

Nhìn chung, những diễn biến trong năm 2024 là hồi chuông cảnh báo giấc mơ thống nhất Bán đảo Triều Tiên đang ngày càng trở nên xa vời, khiến khu vực này tiềm ẩn nguy cơ trở thành một “thùng thuốc súng” trên bản đồ địa chính trị thế giới. Giới phân tích nhận định căng thẳng liên Triều không chỉ là vấn đề nội bộ của bán đảo Triều Tiên mà còn tác động sâu rộng đến an ninh khu vực Đông Bắc Á nói riêng và phần còn lại của thế giới nói chung. Căng thẳng liên Triều thúc đẩy cả Hàn Quốc và Triều Tiên tăng cường năng lực quân sự, dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm trong khu vực. Nguy cơ bất ổn chính trị trong khu vực gia tăng, đặc biệt là ở các nước láng giềng như Hàn Quốc và Nhật Bản, có thể dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của các nước này và làm phức tạp thêm các mối quan hệ trong khu vực. Điều này có thể dẫn đến những cuộc cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt và tiềm ẩn nguy cơ xung đột giữa các cường quốc lớn.

Để hạ nhiệt căng thẳng hiện nay, Hàn Quốc và Triều Tiên đều cần kiềm chế, hướng tới thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao để cùng đối thoại và hợp tác, bắt đầu từ việc khôi phục các đường dây nóng quân sự. Việc quản lý căng thẳng và giảm thiểu các rủi ro là rất cần thiết, bởi mọi tính toán sai lầm hay phản ứng thái quá đều có thể dẫn tới những hậu quả không thể đảo ngược. Như đánh giá của Giáo sư Pak Noja tại Đại học Oslo, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều đang tự xây dựng cuộc sống trên một bán đảo hẹp. “Cuộc chia tay có thể mãi mãi, khẳng định những sự khác biệt và sự chia rẽ về cơ bản không thể hàn gắn, song họ vẫn cần tìm cách cùng tồn tại như những người bạn, thay vì là kẻ thù”.

Nhãn Liên Quan